Trị gà bị ké chậu bằng thuốc được xem là phương pháp luôn được kê thủ ưu tiên sử dụng để nhanh chóng giúp con vật khoẻ mạnh. Trong bài viết này, daga88life sẽ cùng anh em tìm hiểu cặn kẽ về bệnh ké chậu, nguyên nhân cũng như cách các bữa chữa trị bằng thuốc hiệu quả nhé!
Tìm hiểu chung về ké chậu ở gà đá
Ké chậu hay viêm bàn chân được xem là một bệnh lý phổ biến xuất hiện ở gia cầm đặc biệt là ở dòng gà chọi. Trước khi đi tìm hiểu cách trị gà bị ké chậu bằng thuốc thì hãy cùng khám phá chi tiết về biểu hiện, tác hại và nguyên nhân gây ra bệnh lý này ở gà chiến.
Biểu hiện gà bị ké chậu là gì?
Ké chậu còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như đậu gà, kén chân, lậu đế, sưng củ bàn,… Gà bị ké chậu là tình trạng một hoặc cả hai chân của con vật bị sưng tấy ở dưới bàn chân, có thể um mủ hoặc chảy máu.
Vùng sưng này không ngừng phát triển, tăng kích thước khiến gà đá đi thọt hoặc nguy hiểm hơn là bị liệt một bên chân. Có hai dạng thường gặp là ké chậu kín (vết thương kín, không chảy máu hay mủ) và ké chậu mở (vết thương nhiễm trùng, chảy máu và mủ).
Tác hại của bệnh ké chậu ở gà chiến
Bệnh ké chậu gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho sức khỏe của gà thường, gà cảnh và gà chọi. Cụ thể:
- Đối với gà chọi, bệnh ké chậu làm mất khả năng chiến đấu và giảm giá trị, thậm chí nhiều trường hợp khiến con vật bị liệt chân.
- Gà cảnh có thể gặp khó khăn khi đi lại, mất vẻ đẹp bên ngoài.
- Gà nuôi lấy thịt không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu không được điều trị, chất lượng thịt có thể giảm và gà có thể bị tử vong.
Nguyên nhân khiến gà chọi bị ké chậu
Ké chậu thường xuất phát từ vi khuẩn tụ cầu Staphylococcus, gây nhiễm trùng ở chân gà. Gà chọi có thể bị ké chậu do chấn thương từ cựa sắt trong lúc chiến đấu hoặc dẫm phải vật sắc nhọn như kẽm gai, đinh vít.
Ngoài ra, môi trường sống không phù hợp, sàn chuồng bẩn hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu Vitamin A cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh ké chậu.
Hướng dẫn trị gà bị ké chậu bằng thuốc chi tiết cho người nuôi
Nhìn chung, ké chậu là một bệnh nguy hiểm thường gặp ở gà chọi nếu không được chữa trị kịp thời. Vì thế, trong trường hợp phát hiện bệnh, anh em kê thủ có thể tham khảo ngay hướng dẫn trị gà bị ké chậu bằng thuốc chi tiết mà Daga88 chia sẻ ngay sau đây:
Cách trị gà bị ké chậu bằng thuốc – Chuẩn bị dụng cụ và thuốc
Để áp dụng cách trị gà bị ké chậu bằng thuốc, anh em lê thủ cần chuẩn bị các dụng cụ và thuốc sau đây:
- Dụng cụ cần thiết: Bông, băng, gạc, và kim tiêm.
- Thuốc: Lincomycin+spectinomycin, betadine và vetericyn vf hoặc mỡ kháng sinh.
Cách trị gà bị ké chậu bằng thuốc – Các bước chi tiết
Sau khi đã chuẩn bị đủ các loại thuốc và dụng cụ cần thiết, anh em kê thủ áp dụng ngay cách trị gà bị ké chậu bằng thuốc theo hướng dẫn bên dưới:
- Bước 1: Làm sạch vùng bị tổn thương ở chân gà chiến bằng dung dịch nước muối pha loãng hoặc betadine.
- Bước 2: Sử dụng lincomycin+spectinomycin cho vào kim tiêm và bơm trực tiếp vào chỗ ké với liều lượng 0,2ml/1kg gà.
- Bước 3: Thoa vetericyn vf hoặc mỡ kháng sinh lên vùng vết thương.
- Bước 4: Băng bó kỹ lưỡng và thay băng hàng ngày cho đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn.
Cách trị gà bị ké chậu bằng thuốc – Chăm sóc sau khi điều trị
Sau khi đã trị gà bị ké chậu bằng thuốc, người nuôi cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để con vật nhanh chóng hồi phục. Cụ thể:
- Anh em cần duy trì vệ sinh chuồng trại để tránh tái nhiễm.
- Theo dõi chặt chẽ sức khỏe và hành vi của gà đá để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
- Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để hỗ trợ quá trình hồi phục, chú trọng bổ sung các loại vitamin, kẽm,… để tăng sức đề kháng.
Lưu ý: Đây chỉ là thông tin tham khảo, người nuôi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để có phương pháp điều trị phù hợp nhất cho gà của mình. Đồng thời, hãy chắc chắn rằng anh em tuân thủ đúng liều lượng và quy trình điều trị để đảm bảo an toàn cho gà chiến.
Cách phòng ngừa gà bị ké chậu kê thủ cần nắm rõ
Để phòng ngừa gà bị ké chậu, kê thủ cần lưu ý những điều sau:
- Vệ sinh chuồng trại: Đảm bảo môi trường sống của gà sạch sẽ, khô ráo và không có vật sắc nhọn có thể gây thương tích cho chân gà.
- Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra chân gà để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh ké chậu như sưng tấy, um mủ hoặc chảy máu.
- Chăm sóc dinh dưỡng: Cung cấp đủ vitamin A và các chất dinh dưỡng cần thiết khác để tăng cường sức đề kháng cho gà.
- Phòng tránh chấn thương: Tránh để gà chọi hoặc gà cảnh tiếp xúc với cựa sắt hoặc các vật liệu có thể gây thương tích cho chân
Việc hiểu và áp dụng các phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh ké chậu sẽ giúp cải thiện sức khỏe và hiệu suất chiến đấu của gà đá, giữ cho con vật luôn khỏe mạnh và sẵn sàng cho mọi trận đấu. Hãy lưu ngay cách trị gà bị ké chậu bằng thuốc hiệu quả mà Daga88 chia sẻ ở trên để bảo vệ sức khỏe cho chiến kê nhà mình anh em nhé!
>>Xem thêm: Hướng Dẫn Làm Nước Cho Gà Chọi Khi Tham Gia Thi Đấu